Recent Posts

Bổ sung canxi trong thai kỳ

   Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi tăng lên:

  • Đối với 3 tháng đầu, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày
  • Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu là 1.000mg/ngày
  • Vào 3 tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày.
Nguồn cung cấp canxi hàng ngày:
  •  Thực phẩm: chủ yếu từ sữa.
  • Chế phẩm bổ sung or thuốc có thành phần canxi nhưu kháng acid: Muối canxi vô cơ (Canxi carbonat, canxi photphat) và Muối canxi hữu cơ (Canxi citrate, canxi gluconat, canxi lactate,..) 
  • Trong dịch vị acid: Canxii hữu cơ có độ hòa tan tốt hơn nên hấp thu dễ hơn. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu bổ sung canxi liều quá cao: 1000-1300 / ngày

  • Làm giảm hấp thu sắt khi > 800 mg/ ngày
  • Có thể gây hiện tượng dội ngược làm mất khoáng xương sau sinh. 
  • Có thể gây tác dụng không mong muốn, tán huyết, tăng men gan, giảm tiểu cầu ( Hội chứng HELLP )

 Vitamin D3 giúp tăng hấp thu Canxi ở ruột, vitamin K có vai trò định hướng canxi vào xương, tránh gây lắng động canxi ở những cơ quan không cần thiết. 

Các chế phẩm canxi trên thị trường hay dùng:

1. Canxi bio island (Canxi làm từ sữa,canxi hữu cơ) : canxi 160mg,vitamin D3, K,.. 1 hộp 150v ~ 450k tuy nhiên ai bị bất dung nạp lactose ( không uống được sữa bò thì không uống được viên này)

2. Chela-Calcium D, canxi hữu cơ: 280mg Canxi, vitamin D3 nhưng không có vitamin K, 1 hộp 30v 280k.

3. Canxi corbiere (dạng lỏng) canxi hữu cơ 1 hộp 30 ống 180K Calcium glubionate 2938,59 mg, Calcium lactobionate 639,83 mg (tương đương với 231,2 mg ion canxi ++).

4. Canxi Ostelin: (Canxi vô cơ) 12.5mcg cholecalciferol (tương đương với Vitamin D3 500 IU), 1,5g canxi cacbonat (tương đương với 600mg canxi nguyên tố. 1 hộp 130v ~~250k-400k

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

Bổ sung sắt trong thai kỳ

  I. Chuyển hóa sắt trong cơ thể

Lượng sắt từ chế độ ăn gồm hai dạng:

• Sắt heme trong thịt đỏ ở Fe2+.
• Sắt không phải heme từ trứng và rau củ quả ở dạng Fe3+.
1. Quá trình hấp thu sắt diễn ra chủ yếu ở tá tràng và ruột non. Tại đây, Fe3+ bị enzym reductase của tế bào ruột khử thành Fe2+ được vận chuyển vào tế bào ruột=> Khoảng kẽ=> Chuyển hóa thành Fe 3+ gắn với transferrin di chuyển trong máu.
2. Transferrin lưu thông trong máu mang phần lớn sắt đến tủy xương để làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp hồng cầu tại đây.
3. Lượng sắt còn lại được vận chuyển đến gan để dự trữ ở dạng ferritin. Khi cơ thể cần tổng hợp hồng cầu, tế bào gan sẽ giải phóng sắt qua kênh ferroportin vào máu để vận chuyển đến tủy xương.
4. Hồng cầu lưu thông trong máu trong khoảng 120 ngày. Sau đó, hồng cầu già được các đại thực bào ở hệ lưới nội mô (RES) phá hủy. Trong đại thực bào, hemoglobin bị phân hủy giải phóng ra Fe2+ rồi được dự trữ ở dạng ferritin.
5. Khi cơ thể cần, ferritin sẽ giải phóng Fe2+ → đi qua kênh ferroportin, được chuyển thành Fe3+ rồi lại được transferrin vận chuyển trong máu (khá giống bước 4 và 5 ở trên).

Những yếu tố làm tăng khả năng hấp thu sắt là:

  • Sắt dưới dạng ferrous (Fe2+)
  • Sắt vô cơ
  • Môi trường acid như HCl, vitamin C
  • Các yếu tố hòa tan như acid amin
  • Thiếu sắt trong cơ thể
  • Tăng tổng hợp hồng cầu
  • Tăng nhu cầu sử dụng sắt như phụ nữ có thai
  • Hemochromatose

Những yếu tố làm giảm khả năng hấp thụ sắt là:

  • Sắt dưới dạng ferric (Fe3+)
  • Sắt hữu cơ
  • Môi trường kiềm
  • Các yếu tố gây kết tủa như phitat, phosphat
  • Thừa sắt
  • Giảm tổng hợp hồng cầu
  • Nhiễm khuẩn, viêm mạn tính
  • Sử dụng những thuốc thải sắt
Bên cạnh việc uống sắt xa bữa ăn, không nên uống sữa, canxi và thuốc kháng axit cùng lúc với thuốc bổ sung sắt. Nghĩa là bạn nên đợi ít nhất 2 giờ sau khi ăn những thực phẩm này trước khi uống sắt để hấp thụ sắt tốt nhất.
Bổ sung đồng thời vitamin C hoặc uống nước cam khi nạp sắt cho cơ thể sẽ cơ thể tăng khả năng hấp thụ sắt tốt nhất.

II. Nhu cầu sắt và acid folic

Trước khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần 15mg sắt và khoảng 200mcg acid folic mỗi ngày. Khi có thai, lượng sắt và acid folic cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (khoảng 30mg sắt/ngày, 400mcg acid folic/ ngày).

Theo khuyến cáo Tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ nên uống bổ sung acid folic từ trước khi mang thai 1-3 tháng và lần đầu tiên phát hiện có thai uống ngay viên acid folic kèm sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng.Nên lựa chọn sắt có chứa 60mg sắt nguyên tố, 400mcg acid folic.

Với mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định có thể lên tới 100mg sắt/ngày. Thậm chí nhiều trường hợp, mẹ bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng sẽ phải điều trị tại viện 2- 3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết ở mức ổn định.

III. Mẹ bầu nên uống loại sắt nào?

Rất nhiều người băn khoăn khi dùng thuốc sắt vì không biết thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt nhất hiện nay.

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường có mặt dưới 2 dạng:  sắt vô cơ (Sắt sulfate) và sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate). Trong hai dạng này sắt hữu cơ có ưu điểm hơn sắt vô cơ là dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn.

Có thể dùng các loại viên thuốc chứa sắt đơn thuần được sản xuất ở dạng có hóa trị 2 như: viên sắt gluconat, sắt succinat, sắt fumarat, sắt oxalate...

Trên thị trường hiện nay thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: sắt nước và viên sắt. Sắt nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn. Viên sắt có ưu điểm là dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và gây nóng trong nhiều hơn.

Liều khuyến cáo DHA 200-300 mg/ ngày

IV. Một số chế phẩm sắt trên thị trường: 

1. Pymeferon B9 (sắt vô cơ)Sắt (II) sulfat tương đương sắt nguyên tố 50 mg và Acid folic 350 ng. 1 hộp 100 v 80k

2. Blood care: Sắt hữu cơ Sắt (Sắt Heme): 10,5mg, và nhiều chất khác. Giá thành cao. Sản phẩm của
Nhật,1 hộp 60v (995k)

3. Blackmores :Sắt hữu cơ  Iron (II) Glycinate (iron 24mg), acid folic, DHA, i ốt,.. 1 hộp 120v (450-550k)

4. Organic Iron (ÚC):Sắt hữu cơ  Sắt (dưới dạng sắt axit amin chelate): 24mg., Axit folic: 100mcg.,Vitamin B12,C ,.., 1 hộp 30v 280k

5. Chela- Ferr:Iron (balan) Sắt hữu cơ, Fe có hàm lượng là 28 mg.,Folic acid: có hàm lượng là 400 mcg,Vitamin C,B6,B12 ,. không có DHA, 1 hộp 30v 280-300 k

6.Elevit. Acid folic 800mcg, Sắt 60mg,Canxi vô cơ 125mg, vitamin khác,.. không có DHA, nên phải uống thêm canxi, DHA . 1 hộp 30v ~~ 320k

7.Pregnacare max:   Acid folic 400mcg, sắt 17mg,vitamin khác, có DHA 200mg,canxi 500mg => uống 2 viên / ngày. 1 hộp 84 v~~ 400k


Thoát vị bẹn- Tiếp cận từ các câu hỏi lâm sàng. Phần 2.

 

Thoát vị bẹn

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo , chưa kiểm chứng , chỉ là ghi chép trên lâm sàng thầy giảng , không bảo đảm chép đúng đủ , không chịu trách nhiệm về bài viết , nếu phát hiện chỗ SAI , THIẾU  xin vui lòng mail or facebook cho mình để mình chỉnh sửa . 

-        Cách làm Nghiệm pháp chạm ngón :
Dùng ngón tay đội da bìu đi ngược lên vào lỗ bẹn nông,đưa vào 2/3 chiều dài ống bẹn, quay mặt úp của ngón vào thành sau ống bẹn rồi bảo bệnh nhân ho mạnh. Đón nhận cảm giác chạm túi thoát vị vào ngón tay , nếu ở đầu ngón là thoát vị bẹn gián tiếp, còn nếu ở mặt múp ngón thì là thoát vị trực tiếp

-       Ống bẹn trung bình 4-6 cm 

-       Cách Xác định lỗ bẹn nông: ( lỗ bẹn nông được cấu tạo bởi cột trụ trong và ngoài của gân cơ chéo bụng ngoài, trụ trong bám vào xương mu và trụ ngoài bám vào dây chằng bẹn ) Đưa tay từ dưới bìu lên, đến gai mu ,ra ngoài 1cm, bảo bệnh nhân gồng bụng lên => lõm vào

-       Tại sao lại đội da bìu đi lên lỗ bẹn nông mà không phải trực tiếp vô lỗ bẹn nông lun. ? Vì nếu đâm trực tiếp vô lỗ bẹn nông thì trật căng quá , không có đủ diện tích vô , còn đội da bìu lên thì vô nhẹ nhàng , không gây cảm giác khó chịu, đau

-       Khi nào không làm nghiệm pháp chạm ngón được ? khi có biến chứng.

-       Về mặt lí thuyết làm được nếu lỗ bẹn nông không giãn.

-       Ngay từ đầu đưa ngón tay vào lỗ bẹn nông thì phải quay mặt úp của ngón vào thành sau ống bẹn, chứ không phải xác định được lỗ bẹn nông rồi mới xoay nhưu vậy sẽ gây đau cho bệnh nhân.

-       Xác định dây chằng bẹn: Chỗ nhô cao nhất là gai chậu trước trên tới gai mu. ( trừ trường hợp phẫu thuật lấy gai chậu trước trên rồi là không sờ được gctt)

-       Trung điểm dây chằng bẹn lên trên  1,5-2cm là lỗ bẹn sâu.

-       Khối thoát vị trên dây chằng bẹn chính là thoát vị bẹn.

-       Để xác định chính xác trực tiếp hay gián tiếp thì trong mổ xác định động mạch thượng vị dưới. Hố bẹn ngoài ( ngoài động mạch ) là thoát vị gián tiếp. Hố bẹn trong ( giữa đm thượng vị dưới và thừng động mạch rốn) là thoát vị trực tiếp.

-       Sờ khối thoát vị để ý xem có tiếng óc ách để xác định quai ruột không.

-       Bệnh nhân này sợ gì ? Sợ biến chứng nghẹt . Khi nào nghẹt, thời điểm nào nghẹt ? Mình không biết trước được nên mới có chỉ định mổ.

-       Ưu điểm của mổ nội soi : thẩm mĩ hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn, đau ít hơn

-       Nhược điểm nội soi: Trang thiết bị, bác sĩ được đào tạo chuyên môn

-       Thành sau ống bẹn là yếu nhất. Nên phương pháp điều trị là tăng cương thành sau lên. : Shaudice, Basini, đặt tấm lưới nhân tạo ( 2 loại vật liệu : Polieste, polypropylen :không gây kích ứng cơ thể, không gây thải ghép gì cả vì đã được kiểm nghiệm)

-       Phân loại lỗ bẹn sâu:
< 1,5 cm nhỏ
1,5- 3cm vừa
> 3cm lớn

-       Nếu khối thoát vị đã xuống vùng bìu rồi, quá lớn, đẩy không lên được sao khám nghiệm pháp để xác định trực tiếp gián tiếp ? Xuống bìu thì thường là gián tiếp rồi.

Thứ Hai, 1 tháng 3, 2021

Spinal stenosis ( Hẹp ống sống)

Spinal stenosis

Hẹp ống sống

1. Tổng quan
+ Hẹp ống sống được đặc trưng bởi tình trạng hẹp ống sống trung tâm, lỗ liên hợp ( interverterbral foramen: nơi đi ra của các rễ thần kinh) và hoặc ngách bên gây chèn ép rễ thần kinh
+ Nguyên nhân phổ biến nhất là bệnh thoái hóa khớp

+ Triệu chứng chính là đau cổ hoặc lưng lan xuống mông và chân
+ MRI giúp chẩn đoán
+ Thường điều trị bảo tồn ( giảm đau, vật lí trị liệu), trường hợp khó cần phẫu thuẩ giải nén tủy sống



2. Nguyên nhân:
3 nguyên nhân phổ biến nhất
+ Thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến nhất.
+ Phì đại mấu khớp
+ Phì đại dây chằng vàng
Ngoài ra:
+  Sau phẫu thuật cột sống
+ Bệnh toàn thân: Paget; viêm cột sống dính khớp, khối u

+ Chấn thương
+ Dị tật bẩm sinh

3. Đặc điểm lâm sàng
+ Đau lưng dưới phụ thuộc tải trọng
+ Giảm phản xạ chi dưới, dáng đi không ổn định
+ Đi lặc cách hồi thần kinh :




 

Đi lặc cách hồi thần kinh

Đi lặc cách hồi mạch máu

Đặc điểm lâm sàng

·         Đau lan 2 bên xuống mông và hoặc chân

·         Liên quan đến chuột rút, tê, yếu chân hoặc ngứa

Thường đau một bên dưới gối

Yếu tố làm nặng

Các động tác duỗi xương sống: đứng, đi bộ xuống dốc hoặc thậm chí là khi nghỉ

Đi bộ , có thể phục hồi lại sau 1 khoảng cách nhất định

Yếu làm nhẹ

Các động tác gập cột sống: ngồi, đạp xe, đi bộ lên dốc, cúi người về phía trước

Hoàn toàn giải quyết khi nghỉ ngơi, đứng ( trừ khi tiến triển nặng, đau có thể xảy ra lúc nghỉ)

ABI

Bình thường

Khác thường

Một vài nét về ABI: Ankle Brachial Index (chỉ số cổ chân – cánh tay).

Do ảnh hưởng hiện tượng phản hồi sóng của dòng máu làm cho huyết áp tâm thu ở các mạch máu xa hơn sẽ hơi cao hơn HA tâm thu ở ĐM chủ và các mạch máu gần tim. Vì thế ở tư thế nằm, chi ngang tim, HA tâm thu chi dưới thường cao hơn huyết áp của tâm thu chi trên và ĐM chủ. Do đó, tỉ số HA tâm thu chi dưới chia cho HA tâm thu chi trên sẽ lớn hơn





 

Mạch máu

Thần kinh

Khoảng cách đi bộ

Cố định

Biến đổi

Các yếu tố giảm đau

Đứng

Ngồi/ uốn cong

Các yếu tố kích thích

Đi bộ

Đi bộ/ đứng

Đi bộ lên dốc

Tăng đau

Không đau

Test đạp xe

Dương tính ( đau)

Âm tính

Mạch

Mất

Da

Khô, ít lông

-

Yếu chân

Hiếm

Thỉnh thoảng

Đau lưng

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Vận động lưng

-

Giới hạn

Đặc điểm đau

 Chuột rút từ xa tới gần

Đau nhức từ gần đến xa

Teo cơ

Không phổ biến

Thỉnh thoảng



 

Một vài nét về ABI: Ankle Brachial Index (chỉ số cổ chân – cánh tay).

Do ảnh hưởng hiện tượng phản hồi sóng của dòng máu làm cho huyết áp tâm thu ở các mạch máu xa hơn sẽ hơi cao hơn HA tâm thu ở ĐM chủ và các mạch máu gần tim. Vì thế ở tư thế nằm, chi ngang tim, HA tâm thu chi dưới thường cao hơn huyết áp của tâm thu chi trên và ĐM chủ. Do đó, tỉ số HA tâm thu chi dưới chia cho HA tâm thu chi trên sẽ lớn hơn





4. Cận lâm sàng



X quang : xác định tình trạng thoái hóa khớp
MRI :

 

 


5. Điều trị
+ Điều trị triệu chứng:
    NSAID
    Vật lí trị liệu
    Tiêm  steroid ngoài màng cứng nếu các triệu chứng còn tồn tại mặc dù đã điều trị như trên ( có thể cải thiện ~50%)
+ Phẫu thuật: Nếu liệu pháp bảo tồn thất bại.
Laminectomy: Phẫu thuật giải nén

6. Tham khảo


https://next.amboss.com/us/article/JR0sLf

https://www.asianspinejournal.org/journal/view.php?number=848

ABI-Ths Nguyễn Xuân Trung Dũng

https://ykhoa.org/vypo-dau-di-lac-cach-hoi/


Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021